Tết Trung thu ở Nhật Bản

Cùng với Việt Nam, có nhiều nước châu Á cũng đón tết Trung thu. Tuy nhiên mỗi nước đều có một lễ hội Trung thu khác nhau. Nhật Bản lại có những nét độc đáo trong phong tục ngắm trăng rất khác biệt và mang bản sắc riêng vô cùng ấn tượng.

1. Tết Trung thu được tổ chức 2 lần trong năm

Khác với Việt Nam, Nhật Bản ngày tết Trung thu sẽ được diễn ra 2 lần trong 1 năm.

Ngày thứ nhất đó là vào ngày mà trăng tròn giữa mùa thu (15/8 âm lịch), và người Nhật gọi ngày này là Zyuyoga. Đây là ngày mà trăng tròn và sáng nhất, được người Nhật yêu thích nhất, gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi.

Ngày thứ hai đó là vào ngày 13/9 âm lịch, theo người Nhật thì ngày này có tên gọi là Zyusanya.

Vào ngày Trung thu người dân Nhật Bản sẽ quây quần bên gia đình và lựa chọn địa điểm thích hợp nhất để cùng nhau ngắm trăng và hàn huyên chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống.

2. Câu truyện về cung trăng

Nếu như người Việt Nam tưởng tượng có cây đa và chú Cuội thì người Nhật Bản lại tin rằng trên cung trăng có sự hiện diện của chú thỏ đang sinh sống và cứ vào đêm Trung thu hàng năm chú thỏ lại giã bột để làm bánh dày Mochi.

Truyền thuyết về Thỏ ngọc trên cung trăng được truyền lại như sau:

Chuyện kể về 3 con vật là khỉ, cáo và thỏ được Thượng đế thử thách khi Thượng đế hóa thân thành một ông lão và đến xin chúng thức ăn. Trong khi khỉ nhanh nhảu trèo lên cây để hái thật nhiều trái ngon, còn cáo thì đi trộm đồ cúng từ các ngôi mộ để biếu tặng ông lão, chỉ có mỗi thỏ là không có gì cả. Vì vậy để có thức ăn biếu ông lão, thỏ đã lao mình vào đống lửa để hiến tặng chính bản thân mình. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Thượng đế đã hồi sinh cho thỏ rồi đưa nó lên cung trăng để tôn vinh trước tất cả mọi người.

3. Bánh trung thu theo phong cách của người Nhật

Nhật Bản có một loại bánh Trung thu rất đặc biệt và ngon. Loại bánh này có tên gọi là Tsukimi Dango. Đây cũng là đồ cúng chính trong ngày lễ ngắm trăng tại đất nước mặt trời mọc.

Theo phong tục của người Nhật thì loại bánh này sẽ được bày biện vào ngày Trung thu đầu tiên, để dâng lên thần linh, cầu mong cho mọi người trong gia đình có được sức khỏe, trường thọ và mùa màng bội thu.

4. Vật trang trí

Trong lễ hội ngắm trăng Otsukimi của Nhật Bản thì vật trang trí phổ biến nhất là một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản đó chính là có lau (Susuki).

Cỏ lau được xem như hiện thân của thần Mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Ngoài ra, cũng có nơi cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước của nhà.

Ngoài ra vật trang trí khác thường thấy là sáu loại cỏ mùa thu còn lại gồm có hồ chi (Hagi), sắn dây rừng (Kuzu), hoa nữ lang (Ominaeshi), trạch lan (Fujibakama), cát cánh (kikyo) và cẩm chướng (Nadeshiko). Có các loại hoa cỏ này tô điểm, buổi ngắm trăng sẽ trở nên thú vị hơn.

5. Đèn lồng cá chép

Tết Trung thu ở Việt Nam có đèn ông sao thì trong ngày Tết Trung thu ở Nhật Bản, trẻ em cũng được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn. Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.

ST

Bình luận:
5/5 (1 Review)
CHIA SẺ