Điều kiện cần để Du học Nhật Bản

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về những yêu cầu và điều kiện cần thiết đối với du học sinh khi lựa chọn các chương trình đào tạo chuyên ngành tại Nhật Bản.

1.  Đối tưởng nào đủ tư cách nhập học các cơ sở đào tạo sau phổ thông của Nhật Bản
1.1. Người đã hoàn thành chương trình phổ thông 12 năm
Đối tượng nhập học các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học là những người đã tốt nghiệp trường phổ thông trung học hoặc đã hoàn thành 12 năm học phổ thông.
Đối với người nước ngoài cũng vậy, phải là người đã hoàn thành chương trình phổ thông 12 năm tại nước ngoài, hoặc người có trình độ tương đương được Bộ trưởng giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định, nếu không liên quan đến tư cách nhập học sẽ không được thừa nhận là trên hoặc tương đương với người tốt nghiệp trung học phổ thông.

1.2. Trường hợp chưa hoàn thành 12 năm đào tạo phổ thông
Đối với những người chưa hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông 12 năm tại nước ngoải, thì chỉ riêng những trường hợp sau đây được thừa nhận tư cách nhập học vào các cơ sở đào tạo sau phổ thông ở Nhật:

a. Đủ 18 tuổi, đã vượt qua kì kiểm tra tại nước sở tại (bao gồm cả tương đương với kỳ thi nhà nước) được công nhận là có học lực trên hoặc tương đương những người đã hoàn thành chương trình 12 năm tại trường phổ thông của nước đó. Ví dụ như kì thi Baccalaureat ở Pháp hay kì thi Abitur ở Đức.

b. Đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình tương đương với trường trung học phổ thông tại nước ngoài (bao gồm cả người đỗ kỳ thi tại điều trước), hoàn thành các khóa học chuẩn bị cho các kì thi vào Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp của Nhật tại các cơ sở đào tạo có chương trình đào tạo dự bị hoặc tại Trung tâm xúc tiến giúp trẻ mồ côi trở về từ Trung Quốc hòa đồng với xã hội của các tỉnh thành địa phương – Trung tâm hỗ trợ độc lập những người trở về từ Trung Quốc

* Chương trình đào tạo dự bị là chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ quy định nhằm cấp tư cách nhập học vào trường Trung cấp chuyên nghiệp, Đại học của Nhật đối với những học sinh của những nước không đủ 12 năm cho đến khi kết thúc chương trình đào tạo trung học phổ thông.

2. Điều kiện vào học các cơ sở đào tạo sau phổ thông của Nhật Bản

2.1. Điều kiện vào trường trung cấp chuyên nghiệp
2.1.1. Điều kiện vào trường trung cấp chuyên nghiệp
Nếu hiếu một trong những điều kiện dưới đây thì không thể vào được trường trung cấp chuyên nghiệp của Nhật. Khi bắt đầu có dự định du học các bạn hãy kiểm tra xem mình đã hội đủ điều kiện hay chưa.
Đã hoàn thành chương trình đào tạo phổ thông 12 năm ở nước ngoài (bao gồm cả yêu cầu hoàn thành chương trình đạo tạo trung học).

* Đối với trường hợp ở tại Nhật Bản là người đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình phổ thông trung học của các cơ sở giáo dục theo chế độ giáo dục nước ngoài tại Nhật.

Trường hợp đã tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông trong 10 hoặc 11 năm, thì phải là người đủ 18 tuổi và đã hoàn thành chương trình được quy định của “cơ sở đào tạo dự bị”.

Để vào trường Đại học phải là những người được công nhận có năng lực trên hoặc tương đương với người tốt nghiệp trung học phổ thông.

a. Đủ 18 tuổi, có chứng chỉ quốc tế Baccalaureat, chứng chỉ Arbitur của Đức..
b. Đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình 12 năm của các trường ở nước ngoài được các tổ chức đánh giá quốc tế công nhận (tố chức WASC, ACSI, ECIS).

2.1.2. Năng lực tiếng Nhật cần có đủ một trong các điều kiện sau
– Là người đã được đào tạo tiếng Nhật trên 6 tháng tại các cơ sở đào tạo tiếng Nhật được Bộ trưởng Tư pháp quy định.
– Là người đã đỗ N1 hoặc N2 trong các kì thi năng lực tiếng Nhật do Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản và Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản tổ chức.
– Là người đã học ít nhất 1 năm tại các trường tiểu học, cấp 2, cấp 3 của Nhật.
– Là người đạt được từ 200 điểm tiếng Nhật trở lên (đọc hiểu, viết bài luận và nghe – đọc hiểu) trong kì thi du học Nhật Bản.
– Là người đạt trên 400 điểm trong kì thi năng lực tiếng Nhật thương mại BJT và kỳ thi nghe – đọc hiểu tiếng Nhật JLRT do Hiệp hội kiểm định năng lực Hán tự Nhật Bản tổ chức (trước năm 2008 do JETRO tổ chức).

2.1.3. Học tập tại trường trung cấp chuyên nghiệp
Theo quy định của Bộ Tư pháp các trường Trung học chuyên nghiệp tiếp nhận du học sinh đều có cán bộ chuyên trách hướng dẫn sinh hoạt đời sống cho du học sinh. Ở nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp có quy chế giáo viên chủ nhiệm không chỉ phụ trách học tập mà còn hướng dẫn, giúp đỡ du học sinh trong sinh hoạt hàng ngày.
a. Nắm bắt các nội quy, thủ tục của trường
Ngay sau khi nhập học, trường sẽ tổ chức buổi định hướng. Khi đó sẽ tổ chức giới thiệu giáo viên phụ trách, giải thích về thủ tục, giải thích về nội quy trường và các chú ý khác.
Đối với du học sinh có rất nhiều thủ tục phải tiến hành nên để không quên cần chú ý lắng nghe giải thích của trường. Đặc biệt, mọi thay đổi về tư cách lưu trú phải hoàn tất trước khi nhập học, còn trong trường hợp không có thay đổi gì thì phải nhanh chóng làm thủ tục. Phải nắm bắt đầy đủ về hệ thống chuyển cấp, tốt nghiệp, buộc thôi học, nộp học phí.
Trong buổi hướng dẫn, các bạn cần ghi chép đầy đủ, điều đó không chỉ giúp cho bạn dễ hiểu mà còn rất có ích trong những lúc cần thiết sau này.

b. Về việc lên lớp
Nếu có trình độ tiếng Nhật tốt thì là điều lý tưởng, tuy nhiên có nhiều du học sinh không giỏi tiếng Nhật đến như vậy mà vẫn đạt thành tích cao trong học tập. Đừng e ngại tự ti mà hãy học tập một cách tích cực.
Trong giờ học có gì không hiểu, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi. Nếu trong giờ học không thể hỏi thì bạn có thể nhờ giáo viên hoặc bạn bè giải thích trong giờ nghỉ. Điều quan trọng là không nên đem theo những điều không hiểu vào giờ học tiếp sau.

2.2. Điều kiện vào đại học và cao đẳng
2.2.1. Điều kiện vào đại học và cao đẳng
Nếu không hội đủ một trong những điều kiện dưới đây thì không được tiếp nhận vào đại học của Nhật.
– Đã hoàn thành chương trình đào tạo phổ thông 12 năm tại nước ngoài (bao gồm cả yêu cầu hoàn thành chương trình đào tạo phổ thông).
* Đối với trường hợp ở tại Nhật Bản là người đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình phổ thông trung học của các cơ sở giáo dục theo chế độ giáo dục nước ngoài tại Nhật.
– Trường hợp đã tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông trong 10 hoặc 11 năm, thì phải là người đủ 18 tuổi và đã hoàn thành “Khóa trình đào tạo dự bị” tại các cơ sở do Bộ giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ quy định.
– Thi đỗ kỳ thi kiểm tra tổ chức ở các nước tương đương với “Kỳ thi tốt nghiệp PTTH” của Nhật bản.
– Có năng lực được công nhận là trên hoặc tương đương với người đã tốt nghiệp PTTH. Người hoàn thành chương trình học 12 năm ở nước ngoài (bao gồm cả yêu cầu hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông).
+ Đủ 18 tuổi, có chứng chỉ quốc tế Baccalaureat, chứng chỉ Arbitur của Đức.
+ Đủ 18 tuổi, đã hoàn thành chương trình 12 năm của các trường ở nước ngoài được các tổ chức đánh giá quốc tế công nhận (tố chức WASC, ACSI, ECIS).
– Người có năng lực trên hoặc tương đương với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông do chứng chỉ nhập học khác tại trường Đại học và đủ 18 tuổi.

2.2.2. Trường hợp thi tuyển vào giữa chừng
Có khoảng 40 trường đại học công lập, 10 đại học dân lập, 170 đại học tư thục có chế độ tuyển sinh người nước ngoài thi vào giữa chừng. Nhưng chỉ có khoảng 70 trường tổ chức thi tuyển giữa chừng đặc biệt cho du học sinh với số lượng tuyển ít. Hầu hết đều phải qua kỳ thi giống với người Nhật.

2.2.3. Tốt nghiệp, hoàn thành khóa học
Để tốt nghiệp và nhận bằng Cử nhân thì ít nhất phải hoàn thành chương trình học như sau: Hệ đào tạo 4 năm với 124 tín chỉ. Hệ 6 năm Khoa Y, Dược, Răng 188 tín chỉ. Khoa thú y 182 tín chỉ. Học vị được cấp tại Nhật Bản về cơ bản đều được sử dụng giống với bất cứ học vị được nhận tại bất cứ nước nào và cả nước mình. Mỗi nước đều có quy chế công nhận học vị riêng do Bộ giáo dục và cơ quan kiểm tra của nước mình quy định, vì vậy các bạn phải kiểm tra lại với các cơ quan liên quan của nước mình.

2.2.4. Du học ngắn hạn
Có 2 hình thức du học ngắn hạn: Chương trình “Trao đổi du học” căn cứ theo thỏa thuận giao lưu giữa các trường đại học; và chương trình không căn cứ theo thỏa thuận giao lưu giữa các trường đại học. Nội dung chương trình rất đa dạng tùy theo đối tượng nhập học.

Chương trình du học ngắn hạn
Bậc học: 1) Đại học, 2) Cao học
Ngôn ngữ giảng dạy: 1) Chỉ bằng tiếng Nhật, 2) Chỉ bằng tiếng Anh, 3) Tiếng Nhật và tiếng Anh
Môn học: 1) Tiếng Nhật, 2) Các môn nghiên cứu, 3) Khoa học xã hội nhân văn, 4) Khoa học tự nhiên, 5) Khoa học và Công nghệ
(Có các trường Đại học tổ chức lớp học đặc biệt cho du học sinh du học ngắn hạn và có trường Đại học mà du học sinh du học ngắn hạn có thể đến học trong các Khoa bộ môn với tư cách du học sinh trao đổi, sinh viên dự thính, sinh viên học chuyên ngành…)

2.2.5. Du học vào Cao đẳng
Điều kiện và hồ sơ xin học giống với khi xin vào Đại học. Thi tuyển đầu vào được tiến hành bằng cách kết hợp các hình thức thi tuyển “Xét duyệt hồ sơ”, “Kiểm tra học lực”, “Phỏng vấn”, “Viết tiểu luận”, “Các hình thức khác kiểm tra năng lực khác và tính phù hợp”. Để tốt nghiệp thì đối với trình đào tạo: 2 năm với 62 tín chỉ, và chương trình đào tạo 3 năm với 93 tín chỉ. Đáp ứng được những điều kiện này sẽ được nhận học vị “Cử nhân Cao đẳng.”

2.3. Điều kiện vào Hệ cao học
2.3.1. Điều kiện vào Hệ cao học
Khóa trình thạc sĩ
a. Người đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp hệ 4 năm (Khoa cấp bằng “Người có chuyên môn cao”); người tốt nghiệp đại học hệ 4 năm; hoặc người được công nhận có học lực trên hoặc tương đương với những người ở trên.
b. Người đã hoàn thành chương trình đào tạo 16 năm tại nước ngoài.
c. Người đã hoàn thành chương trình đào tạo 15 năm tại nước ngoài, được thừa nhận hoàn thành các tín chỉ theo quy định của Hệ cao học với thành tích xuất sắc.
d. Người ủ 22 tuổi, được công nhận là có học lực trên hoặc tương đương với người tốt nghiệp đại học bằng phương pháp kiểm tra tư cách nhập học riêng tại trường Cao học.

Khóa trình Tiến sĩ.
a. Người có học vị Thạc sĩ, hoặc được công nhận có học lực trên hoặc tương đương học vị Thạc sĩ.
b. Người đã được cấp học vị tương đương Thạc sĩ ở nước ngoài.
c. Người đủ 24 tuổi, được công nhận là có học lực trên hoặc tương đương với người có học vị Thạc sĩ bởi kỳ thi kiểm tra tư cách nhập học riêng tại trường Cao học.

Khóa trình tiến sĩ ngành y (Khoa Y, Nha khoa, Khoa Dược, Thú y)
a. Người đã hoàn thành chương trình đào tạo 6 năm đại học của Khoa Y, Khoa Dược, Nha khoa, Thú y.
b. Người được thừa nhận đã học đại học trên 4 năm, và được công nhận đã hoàn thành các tín chỉ theo quy định của Hệ cao học với thành tích xuất sắc.
c. Người được thừa nhận đã học xong chương trình đào tạo 18 năm của nước ngoài, và đã hoàn thành các tín chỉ theo quy định tại trường Cao học với thành tích xuất sắc.
Nghiên cứu sinh
Tiêu chuẩn nhập học giống với sinh viên chính quy.

2.3.2. Tốt nghiệp, hoàn thành khóa học
Người đã học trên 2 năm ở khóa trình Thạc sĩ, hoàn thành trên 30 tín chỉ, ngoài ra đỗ trong kỳ thẩm tra luận văn và kỳ kiểm tra thì được công nhận đã hoàn thành chương trình và được trao họ vị Thạc sĩ.
Đối với trường hợp của Khóa trình học vị chuyên ngành (Khóa trình Thạc sĩ), người đã học 1 đến 3 năm, hoàn thành trên 30 tín chỉ thì được trao học vị “Thạc sĩ chuyên ngành”. Riêng đối với trường hợp Hệ cao học ngành Luật thì được trao học vị “Tiến sĩ tư pháp (chuyên ngành)”.
Người đã học trên 5 năm ở khóa trình Tiến sĩ (bao gồm 2 năm Thạc sĩ), hoàn thành trên 30 tín chỉ (bao gồm cả các tín chỉ khóa trình Thạc sĩ) và đỗ kỳ thi và kỳ thẩm tra luận án tiến sĩ thì được trao học vị Tiến sĩ.

2.3.4. Điều kiện vào học các cơ sở đào tạo tiếng Nhật
a. Điều kiện vào học các cơ sở đào tạo tiếng Nhật
Khi vào học các trường cấp chuyên nghiệp chuyên dạy tiếng Nhật hoặc Khoa tiếng Nhật của Đại học phải hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông 12 năm.
Ngoài các trường tiếng Nhật kể trên thì không cần phải hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông 12 năm.
* Để vào học các trường Trung cấp chuyện nghiệp chuyên dạy tiếng Nhật hoặc Khoa tiếng Nhật của Đại học thì phải hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông 12 năm, do vậy đối với các trường hợp đã học xong chương trình 10 hoặc 11 năm ở Ấn Độ, Singapo, Philippin, Malaixia, Mông Cổ trong trường hợp học lên tiếp tại Nhật thì
– Học hêm 1 hoặc 2 năm ở các cơ sở đào tạo sau phổ thông của nước mình như Đại học cho đủ 12 năm rồi mới sang Nhật hoặc
– Học 1~2 năm các “Khóa trình dự bị Đại học để vào Đại học” được chỉ định thì có thể được nhận tư cách vào Đại học.

b. Thời gian du học
Có các khóa trình 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 1,5 năm, 2 năm. Có thể lựa chọn phù hợp với mục đích. Không được học trên 2 năm ở các trường chuyên dạy tiếng Nhật.

HAVICO

(Tổng hợp)

Bình luận:
5/5 (1 Review)
CHIA SẺ