Chọn học đại học hay chọn một hình thức học tập khác?

Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 đã đi qua, đã có nhiều trường công bố kết quả thi. Mỗi mùa thi đến, trên các phương tiện truyền thông là liên tục những câu truyện về thủ khoa, về điểm số cao, về những tấm gương vượt khó. Điều này thể hiện tinh thần hiếu học, ham học của người Việt Nam, thể hiện khát khao có thể làm giàu từ con đường đại học của nhiều bạn trẻ. Cánh cửa đại học trong nước từ xưa đến nay còn được ví như cánh cửa để thoát nghèo, để tìm kiếm một công việc an nhàn. Nhưng thực tế đại học trong nước có phải con đường duy nhất hay không?

Công tác giáo dục đại học trong nước hiện nay, nhiều khi còn dạy theo kiểu “tầm chương trích cú”, “phổ thông” đến nỗi cái gì cũng dạy nên khi chọn theo sở trường gần như nhiều em không thể định hướng. Gia đình thì đa số do mải làm ăn nên phó mặc cho nhà trường hoặc để học sinh tự lựa chọn theo cảm hứng. Việc để các em tự chọn nghề nghiệp là thể hiện sự tự lập, tự thân ngay khi còn trên ghế nhà trường. Song thực tế, với cách dạy và học ở nhiều nơi theo “khuôn mẫu”, “học vẹt”, chạy theo thành tích thì khó mà đào tạo ra lứa học sinh nhận biết được sở trường sở đoản của mình. Để từ đó các em có sự định hướng lâu dài cho nghề nghiệp.

Vậy mới có chuyện nhiều em học xong đại học rồi thấy không phù hợp quay lại học nghề để lập nghiệp; nhiều học sinh giỏi xuất sắc các môn nhưng thi đại học lại không đạt. Đáng nói hơn, số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp của cả nước theo thống kê trong những năm qua lên tới hàng trăm người. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức không thể tuyển đủ lao động có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của mình.

Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng những yêu cầu cơ bản từ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp đến kỹ năng mềm như giao tiếp, tác phong công nghiệp, độ say mê nghề nghiệp… Mấu chốt việc học sinh “lơ mơ” trong nhận thức về nghề nghiệp, sinh viên thất nghiệp ngày càng đông là ở chỗ thiếu sự định hướng của gia đình, nhà trường và các cấp quản lý; là việc đào tạo không gắn liền với yêu cầu của thị trường.

Hơn nữa, học đại học trong nước đối với nhiều gia đình còn là thử thách về thời gian và tài chính. Hệ cử nhân những ngành xã hội thông thường mất 4 năm, kỹ sư, bác sĩ mất 5 -6 năm. Sau đó ra trường để làm được viêc, để đi vào thực tế mỗi em học sinh còn phải học thêm nhiều khóa học. Tấm bằng đại học chưa bao giờ là đủ đối với thực tế thị trường lao động hiện nay. Đó là về mặt thời gia, còn về tài chính thì sao? Ngoài những ngành học được miễn tiền học phí như Sư phạm, khối ngành an ninh ra thì còn lại đều phải đóng học phí. Thêm vào đó là chi phí cho các em ăn ở, sinh hoạt mức tối thiểu ở các thành phố lớn không hề nhỏ.

Tâm lý chung của các bậc phụ huynh có con đến giai đoạn cần hướng nghiệp thì luôn định hướng đi học là đổi đời? Cứ đi ra là sẽ đổi đời nhưng thực tế không phải như vậy.  Tôi nghĩ đổi đời không thể quan niệm như vậy. Trong xã hội Việt Nam truyền thống bằng cấp có thể để vinh danh, xã hội hiện đại khác. Bằng đại học không đảm bảo cho bất kỳ ai một cuộc sống dễ chịu, xã hội hiện đại sẽ cho các em nhiều lựa chọn hơn. Như việc học nghề phù hợp với sở trường của ban thân, hay lựa chọn con đường du học, vừa học vừa làm ở một đất nước có chi phí ban đầu phù hợp khả năng tài chính của gia đình cũng là một cách tốt.

Những năm gần đây, đi du học Nhật bản hệ vừa học vừa làm cũng là một hình thức hướng nghiệp được nhiều gia đình lựa chọn. Chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm là một hình thức đi để học tập. Chi phí bỏ ra cho du học tại Nhật phụ thuộc theo trường học và khu vực (thông thường đã bao gồm vé máy bay và tất cả các chi phí khác). Điều kiện tham gia là các bạn từ 18 đến 30 tuổi, trình độ tiếng Nhật tối thiểu N5, tốt nghiệp cấp 3 trở lên. Học sinh có thể lựa chọn khóa học phù hợp với tiêu chí và năng lực của mình từ một đến hai năm (học ngôn ngữ, học nghề, học đại học…). Song song với việc học, học viên được trường đảm bảo giới thiệu việc làm, được phép làm 28 giờ trong tuần với mức lương tốt thiểu 10 –12USĐ/giờ một giờ .

Ngoài ra, những kỳ nghĩ lễ, Tết, học viên được nghỉ học, được phép làm tăng ca đến 40 giờ trong tuần nếu có nhu cầu đi làm thì mức thu nhập sẽ tăng lên đáng kể . Việc đi làm không bị ép buộc, đủ để chi trả tiền ăn, ở và cả tiền học phí, thậm chí bạn cũng có thể để dành. Học viên có thể chuyển qua công việc có mức lương cao hơn nếu tiếng Nhật tốt hơn. Thời hạn visa của học viên được trường đảm bảo và có thể gia hạn ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp hoặc có thể học cao hơn nếu có nhu cầu. Thời gian ở Nhật không bị giới hạn. Nếu đi làm tại Nhật và đóng thuế từ 5 năm trở lên, bạn sẽ có cơ hội được cấp visa vĩnh trú và được ở Nhật định cư, không bị bắt buộc trở về nước. So với việc lựa chọn con đường đại học trong nước, với thử thách về thời gian và tài chính, hay sang Nhật theo hình thức Tu nghiệp sinh (Xuất khẩu lao động), thì đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm rõ ràng là có lợi hơn rất nhiều.

IMG_1468Du học Nhật Bản vừa học vừa làm là một hình thức học tập rất tốt, nó giúp mỗi học sinh tối ưu hóa được quãng thời gian tại Nhật: vừa có thể hoàn thành khóa học để có bằng, vừa có thể tự trang trải học phí, nhiều bạn còn có thể gửi về cho gia đình một số tiền vượt xa só với mức chi phí đầu tư ban đầu, lại có thể tích lũy vốn ngoại ngữ, cọ sát được vớ môi trường làm việc.

havico99Kỳ thi THPT quốc gia đã khép lại, chúc các sĩ tử có những lựa chọn đúng đắn cho bước đường khởi nghiệp của minh!

Vân Khanh

Bình luận:
5/5 (1 Review)
CHIA SẺ