Bóng đá nữ: Câu chuyện của riêng nước Nhật sau vụ Fukushima năm 2011

Năm giờ sáng, một ngày tháng 7/2011, tại một quán bar nhỏ ở Tokyo, các cổ động viên của đội tuyển quốc gia nữ Nhật Bản đang reo hò ăn mừng việc đội nhà đã chính thức giành vé vào chung kết World Cup bóng đá nữ để đối đầu với đội tuyển Mỹ. Một cảnh tượng khó tin với một đất nước có những con người nổi tiếng về nề nếp sinh hoạt chuẩn mực, còn chưa kể đến chỉ 4 tháng trước ai trong số đó cũng từng lo sợ về một thảm họa hạt nhân kiểu Chernobyl sẽ diễn ra trên đất Nhật. Tất cả là nhờ vào bóng đá.

Ngay trước vòng tứ kết đối đầu với nước chủ nhà, HLV Norio Sasaki đã có một cách khích lệ tinh thần không thể xúc động hơn. Ông lấy một xấp ảnh chụp lại cảnh tàn phá của trận động đất và sóng thần diễn ra vào ngày 11/3/2011 tại phía Đông Đắc Nhật Bản khiến khoảng 15.000 người thiệt mạng. Ngoài ra, giải bóng đã nữ chuyên nghiệp của đất nước Mặt Trời mọc bị hủy bỏ giữa chừng. “Chúng tôi đã không thể kìm được cảm xúc”, tiền vệ Aya Miyama cho biết. Nhờ động lực cảm xúc mãnh liệt này, đội tuyển nữ Nhật Bản đã gây sốc đánh bại nước chủ nhà và đồng thời là đội có 2 lần bảo vệ thành công ngôi vô địch – đội tuyển bóng đá nữ Đức.

Chiến thắng của Nhật Bản không chỉ kiến thế giới thán phục về độ chính xác trong từng pha phối hợp hay sự tinh tế của kỹ thuật cá nhân mà còn là sự dũng mãnh như tinh thần Võ sỹ đạo nổi tiếng khi đối đầu với một đối thủ có lợn thế rất lớn về mặt thể hình và vóc dáng. Thậm chí, họ còn phải nhận tới 4 tấm thể vàng vì tranh chấp quá quyết liệt. “Họ thi đấu với tinh thần rực lửa, cuốn phăng mọi vật cản”, Tony DiCicco – HLV đội tuyển Mỹ, từng vô địch thế giới năm 1999 – cho biết, “nếu họ phải nhận 4 thẻ vàng trong một trận, họ xứng đáng với 2 chức vô địch World Cup”. Đội bóng của xứ cờ hoa phải đối mặt với đối thủ ưa thích của họ khi trong ba lần đối đầu gần nhất thì Mỹ toàn thắng, ghi 22 bàn và để thủng lưới đúng 3 bàn. Tuy nhiên, “họ đã khác, rất khác, đó mới là sự nguy hiểm của họ” – HLV Tony DiCicco chia sẻ, “họ thi đấu với cảm giác của người chiến thắng”.

HLV Sasaki cũng đã chia sẻ sau trận thắng 3-1 trước Thụy Điển: “Những gì chúng tôi đang làm được ở đây đều góp một phần vào việc hồi phục sau thảm họa của Nhật Bản. Có rất nhiều người vẫn đang bị sang chấn về tinh thần, mỗi chiến thắng của toàn đội giống như một liều thuốc hy vọng cho những nạn nhân của thảm họa này”. Khán giá đến theo dõi trận bóng rất đa dạng, như ông Naoki Sugiyama, 61 tuổi, đến một quán bar cùng bạn Kisuno Kaoruko và con gái Haruki Sugiyama đã nói rằng đây là một cột mốc đáng nhớ trong lịch sử bóng đá nữ Nhật Bản và tất cả họ đều mông muốn một chức vô địch cho đội nhà.

Không chỉ vậy, tại quê nhà, người dân Nhật Bản cũng đồng lòng cổ vũ cho những cô gái đang thi đấu trên đất Đức. Một tinh thần thống nhất của một đất nước vừa trải qua thảm cảnh luôn là một sức mạnh to lớn về mặt tinh thần nếu như nhớ lại Olympic Bắc Kinh năm 2008 thì nhiều người sẽ nhận ra sự khác biệt về góc nhìn đối với bóng đá nữ trong nội bộ nước Nhật. Cho dù giành huy chương đồng và được xếp hạng thứ 4 thế giới, bóng đã nữ chưa bao giờ là nội dung khai thác đáng giá của truyền thông Nhật Bản khi mà bóng chày và sumo luôn là hai bộ môn ưa thích tại đây.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã khác khi World Cup 2011 tới, Daichi Miura – một phụ nữ tứng sống trong khu vực bị tàn phá nặng nề nhất sau thảm họa (Kesennuma)- cho biết sau khi chuyển tới nhà người bạn ở Tokyo cô luôn tham gia một nhóm nhỏ cổ đông viên cho đội tuyển nữ. Thậm chí, họ còn dụi mắt tỉnh giấc lúc 3 giờ sáng để mò mẫm các quán bar ở Tokyo chỉ mong có nơi chiếu các trận bóng. Không chỉ vậy, truyền thông cũng đã quan tâm hơn tới Nadeshiko (hoa cẩm chướng) – biệt danh của đôi tuyển nữ khi ngay sau khi họ hạ Thụy Điển tại bán kết với nhiều bài báo có tiêu đề dạng “Giấc mơ hoa chẩm chướng đã thành sự thật” ngay trên trang nhất để tôn vinh thành tựu này.

Chức vô địch năm 2011 của đội tuyển nữ Nhật Bản giống như một chất keo gắn kết những tâm hồn đang hoảng loạn của người dân sau thảm họ Fukusima. Họ không còn lo lắng về việc sinh hoạt bị ảnh hưởng ra sao hay liệu mình có thể trở về nơi cũng được không. Thay vào đó, họ bàn chuyện những Nadeshiko đang thi đấu ra sao, họ cảm thấy tự hào thế nào hay đơn giản là lắng nghe tin đội tuyển nữ đang trên đường trở về với một tinh thần dân tộc mãnh liệt. Nước Nhật có thể bị gục ngã nhưng họ luôn biết cách đứng dậy theo cách ít ai ngờ nhất.

Nguồn: Tác giả Ngô Đức Long

Tham khảo: Japanese Team Comes of Age, and Lifts a Country – Tác giả: JERE LONGMAN và KANTARO SUZUKI.

Ảnh: The New York Times

Bình luận:
0/5 (0 Reviews)
CHIA SẺ