Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu nhân lực biết tiếng Nhật của các doanh nghiệp, các tổ chức tại Việt Nam ngày càng nhiều. Những du học sinh Nhật Bản đang băn khoăn vè cơ hội việc làm sau khi về nước, thì bài viết này sẽ dành để giải đáp những băn khoăn đó.
- Biên/ phiên dịch tiếng Nhật
Thứ nhất, cũng giống hầu hết những người học ngoại ngữ khác, thì người học tiếng Nhật có thể xin vào những vị trí biên dịch, phiên dịch viên. Công việc này yêu cầu ứng viên phải có trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên. Ngoài việc thông thạo tiếng Nhật, thì phải thông thạo cả thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến công tác biên dịch của mình. Đồng thời, ứng viên phải là người chịu được áp lực về thời gian , có sự cẩn thận, tỉ mỉ và tính chính xác cao. Và bạn phải là người nắm bắt được thông tin, có khả năng ứng biến nhanh với mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
- Comtor
Gần đây, khi ngành IT tăng cường hợp tác với các công ty của Nhật, cơ hội nghề nghiệp cho các Comtor được rộng mở. Comtor trở thành accs biên dịch, phiên dịch viên trong các công ty phần mềm. Comtor là cách gọi tắt của IT Communication. Công Việc chính của Comtor cũng gần giống như các biên dịch, phiên dịch là dịch tài liệu, dịch email. Ngoài ra, các comtor cũng phải hường xuyên gặp gỡ khách hàng từ Nhật Bản, lắng nghe ý kiến của họ về sản phẩm, sau đó truyền đạt lại đúng ý tưởng của khách hàng cho IT Việt Nam để họ đưa ra những sản phẩm tốt hơn.
Yêu cầu bắt buộc cho mỗi comtor là thành thạo cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Thông thường các công ty thường yêu cầu trình độ từ N2 trở lên. Bên cạnh đó comtor cũng là một nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bao quát vấn đề…. Ngoài ra bạn cùng cần ràn luyện sự nhạy bén, khéo léo trong việc truyền tải thông điệp của công ty.
- Giáo viên tiếng Nhật
Giáo viên là một công việc tương đối phổ biến. Bạn có thể tham gia giảng dạy cho người học tiếng Nhật để giao tiếp, thi cử, phục vụ cho công việc. Nghề này thường yêu cầu trình độ tiếng Nhật N3 trở lên, ngoài ra cần có kỹ năng sư phạm.
- Chăm sóc khách hàng
Công việc chính của người làm nghề chăm sóc khác hàng là sử dụng tiếng Nhật giải đáp thắc mắc của khách hàng. Trao đổi thông tin với khách hàng Nhật qua hệ thống email, chat. Chăm sóc nguồn khách hàng tiềm năng và tìm kiếm nguồn khách hàng mới.
Nghề này đòi hỏi bạn phải có trình độ tiếng Nhật N3 trở lên. Đồng thời, do yêu cầu là chăm sóc khách hàng phía Nhật nên bạn cũng phải là người am hiểu văn hóa Nhật Bản để giao tiếp công việc được tốt hơn. Mỗi khách hàng lại có những suy nghĩ, cá tính khác nhau, vì thế người làm nghề này cũng phải có tính kiên nhẫn, khả năng thuyết phục để mang lại cho khách hàng sự hài long nhất.
- Hành chính nhân sự
Cũng như công việc hành chính nhân sự trong các công ty của Việt Nam, việc làm chính là tham mưu, giúp việc cho ban lãnh đạo công ty về chế độ, tiền lương, chính sách nhân sự cho công ty. Cơ hội làm việc của ngành này cũng rất lớn vì bất cứ một công ty nào cũng cần đội ngũ nhân viên hành chính nhân sự. để làm tốt công việc này, ngoài chuyên môn, thành thạo ngôn ngữ thì bạn phải là người khéo léo giải quyết trong mọi tình hướng, tránh sự xung đột khi người lao động yêu cầu quyền lợi.
Ngoài những ngành nghề kể trên, các bạn biết tiếng Nhật còn có thể tham gia ứng tuyển vào các vị trí như kỹ sư, xuất nhập khẩu, quản lý sản xuất,… Câu hỏi được đặt ra “Vì sao việc làm tại công ty Nhật thu hút nhiều người Việt đến vậy?” 3 lý do được nêu ra đó là: “Mức lương”, “Môi trường làm việc”, và “Yêu thích văn hóa, tập quán của Nhật”.
Trước tiên về “mức lương”: nếu so sánh về mức lương giữa công ty Nhật Bản với công ty Việt và công ty nước ngoài khác sẽ thấy sự khác biệt sau, với cùng độ tuổi, cùng chức vụ và cùng nội dung công việc nhưng mức lương của người lao động tại công ty Nhật cao hơn so với mức lương của lao động tại công ty trong nước và cả công ty đầu tư nước ngoài khác. Ngoài mức Lương, các quyền lợi của người lao động tại công ty Nhật Bản luôn được xem trọng ví dụ như thang bảng lương nhân viên luôn được thực hiện đúng luật định, thường có chế độ xét tăng lương định kì. Thêm vào đó, chế độ xét khen thưởng, tăng lương đối với nhân viên mới tại công ty Nhật cũng được xem xét dựa trên thực lực, thành tích và năng lực đối tượng có thể đóng góp cho công ty trong tương lai. Đây cũng được xem là điểm tốt của công ty Nhật.
Kế đến là “môi trường làm việc”: thời gian trước tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính trong công ty, nhưng gần đây càng nhiều công ty Nhật dùng tiếng Nhật làm ngôn ngữ chính giao tiếp chính. Vì vậy, có thể nói lý do đầu tiên người Việt chọn công ty Nhật là nơi làm việc vì ở đó có thể sử dụng tiếng Nhật mà bản thân đã và đang nỗ lực cố gắng học tập, và đó cũng là môi trường tốt để vừa đút kết kinh nghiệm chuyên môn vừa trao dồi khả năng tiếng Nhật. Một điểm nữa là, người Nhật được cho là nghiêm khắc và luôn có tác phong trong công việc, và công việc dẫu có khó khăn đến mấy cũng không từ bỏ giữa chừng mà luôn cố gắng đến cùng. Người Nhật và công ty Nhật được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và tính kiên trì nhẫn nại nên sẽ là môi trường tuyệt vời và phù hợp với nguyện vọng của các bạn trẻ VN ngày nay muốn làm việc và trưởng thành trong môi trường mang tính chuyên nghiệp, thử thách.
Công ty Nhật luôn xem trọng mối quan hệ thân tín giữa công ty và người lao động, xem trọng sự nhận xét đánh giá từ xã hội nên họ luôn luôn tuân thủ pháp luật, tạo điều kiện và môi trường lao động an toàn nên có thể nói người lao động làm việc tại công ty Nhật thường không có sự bất mãn về vấn đề này, và an tâm làm việc lâu dài với công ty. Ngoài ra, cũng có công ty nhằm động viên khích lệ các nhân viên làm việc lâu năm bằng cách tồ chức du lịch Nhật Bản khi công ty đạt được mục tiêu, dự án đã đề ra.
Sau cùng là về “văn hóa, tập quán Nhật Bản”: giữa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng về văn hóa, tập quán, ví dụ như kính trọng người lớn và ngược lại người lớn cũng nhã nhặn, khiêm nhường với người nhỏ, về điểm này người Việt rất dễ thích nghi với văn hóa, tập quán của Nhật. Ấn tượng khi nghĩ đến người Nhật là ôn hòa, luôn giải quyết vấn đề theo hướng ôn hòa, luôn tôn trọng đối phương và luôn có nhã ý, nên xét nghĩ khi người Việt làm tại công ty Nhật thì về mặt văn hóa hoàn toàn không là vấn đề to tát, được đối xử thân thiệt và không có hành vi thô lỗ. Người Việt trước giờ được biết là làm việc cá nhân rất tốt, nhưng gần đây người Việt quan tâm đến hình thức làm việc nhóm, tập thể, điểm rất đặc trưng tại công ty Nhật, nên đây cũng là điểm thu hút của công ty Nhật.
Như vậy, đối với người Việt mà nói làm việc tại công ty Nhật có nhiều điểm thuận lợi tuy nhiên không hẳn môi trường và điều kiện làm việc luôn được đáp ứng tuyệt đối theo yêu cầu của người lao động.
Vân Khanh