HÃNG HÀNG KHÔNG NHẬT BẢN MUA CỔ PHẦN VIETNAM AIRLINE

Tập đoàn ANA Holdings, nhà điều hành hãng hàng không All Nippon Airways (ANA), sẽ trả 109 triệu USD để sở hữu số cổ phần trên trong Vietnam Airlines.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, Tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Phạm Ngọc Minh cho biết, hãng này sẽ bán 8,8% cho ANA. Dự kiến, thương vụ sẽ hoàn tất trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay, sau đó hai bên sẽ tiếp tục đàm phán về việc bán thêm cổ phần.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg,  Tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Phạm Ngọc Minh cho biết, hãng này sẽ bán 8,8% cho ANA. Dự kiến, thương vụ sẽ hoàn tất trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay, sau đó hai bên sẽ tiếp tục đàm phán về việc bán thêm cổ phần.

“Chúng tôi chọn ANA vì họ là một hãng hàng không lớn, có uy tín, có thị trường lớn không cạnh tranh với chúng tôi”, ông Minh nói. “Kinh nghiệm và thế mạnh của ANA sẽ giúp Vietnam Airlines mở rộng thị trường”.

Phát ngôn viên Ryosei Nomura của ANA xác nhận việc hãng này đang đàm phán với Vietnam Airlines nhưng không cung cấp thêm thông tin.

Một khi thương vụ với ANA hoàn tất, đây sẽ là một thành công lớn của Vietnam Airlines bởi trước đây giới chuyên gia kinh tế đã chỉ rõ việc cổ phần hóa Vietnam Airlines sẽ khó thu hút được nhà đầu tư chiến lược khi Nhà nước còn giữ quá nhiều cổ phần.

Theo kế hoạch tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietnam Airlines vào năm 2014, Nhà nước sẽ nắm giữ 75% và bán ra ngoài 25%, trong đó 20% dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược.

Vào thời điểm đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chia sẻ: “Tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi chỉ cho Vietnam Airlines bán khoảng 20% cổ phần. Bởi đây là tỷ lệ quá khiêm tốn, khó mà hấp dẫn được đối với những cổ đông chiến lược. Bởi đã là cổ đông chiến lược thì họ muốn mang vốn, công nghệ và họ phải có một tiếng nói, có vị trí nhất định trong công ty mình bỏ tiền ra. Vì chẳng ai muốn ngồi “chiếu dưới”, làm người góp vốn im lặng cả!”.

Ngoài ra, một yếu tố khác khiến các nhà đầu tư ngại ngần đó là lợi nhuận của các hãng hàng không không nhiều. Ngay cả Vietnam Airlines, dù có doanh thu khổng lồ nhưng lợi nhuận lại tí hon. Năm 2013, doanh thu hợp nhất toàn Vietnam Airlines đạt 72.555 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 3.113 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 533 tỷ đồng. Năm 2014, tổng doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines đạt 71.970 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 2.936 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 647 tỷ đồng. Sang năm 2015, Vietnam Airlines ước đạt 69,3 ngàn tỷ đồng doanh thu và 1.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

ANA đã để mắt tới phân khúc thị trường hàng không Đông Nam Á trong nhiều năm. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán không đi đến được thỏa thuận cuối cùng. Ông Shinichiro Ito, Chủ tịch của ÂN nói rằng kế hoạch củng cố vị thế của ANA bị cản trở nhiều hơn tại châu Á so với châu Âu và Mỹ. Tác nhân là số lượng lớn các hãng vận chuyển thuộc sở hữu nhà nước một phần hoặc toàn bộ.

“Gần như không thể đạt được thỏa thuận. Vì vậy, thay vì thâu tóm toàn bộ công ty, chúng tôi sẽ nắm giữ tỷ lệ cổ phần nhỏ tại mỗi hãng, làm quen và bắt tay hợp tác. Đây cũng là kế hoạch đang được chúng tôi triển khai”, ông Ito cho hay.

Đối với ANA, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn bởi các công ty Nhật đang đầu tư mạnh vào Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines cho rằng, mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa ANA và Vietnam Airlines sẽ giúp hai bên khai thác, tận dụng thế mạnh của nhau nhằm mở rộng mạng đường bay và thị trường quốc tế. Đồng thời, hai bên cũng cam kết chia sẻ và sử dụng các dịch vụ của nhau tại thị trường Việt Nam và Nhật Bản.

ANA là hãng hàng không có chất lượng dịch vụ 5 sao của thế giới, khi trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines sẽ mở ra cơ hội hợp tác hỗ trợ và chuyển giao kinh nghiệm quản trị cho hãng hàng không của Việt Nam.

HAVICO
(Tổng hợp)

Bình luận:
0/5 (0 Reviews)
CHIA SẺ