Nhật Bản sẽ thay Mỹ tiếp tục thúc đẩy TPP

Nhật Bản muốn giành quyền chủ đạo trong xây dựng cơ chế thương mại đa phương tại khu vực, sẽ tiếp tục thúc đẩy TPP có hiệu lực cho dù không có Mỹ. Trong khi đó, RCEP “đang chín muồi”.

Hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 16/4 cho hay chính phủ Nhật Bản đang đặt trọng tâm vào thúc đẩy Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực cho dù Mỹ đã rút khỏi hiệp định hiện còn 11 nước thành viên.

Do lo ngại TPP bị bỏ đi, nội bộ chính phủ Nhật Bản cho rằng cần thay đổi thái độ thận trọng. Ngày càng có nhiều ý kiến muốn thúc đẩy TPP có hiệu lực, cho dù không có sự tham gia của Mỹ.

Tháng 5/2017 sẽ tổ chức hội nghị cấp Bộ trưởng và hội nghị đại diện đàm phán hàng đầu để bàn bạc về khả năng thực hiện. Có người đề xuất phương án chỉ để những nước có ý định tham gia áp dụng TPP.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 15/4 cho biết: “Chúng tôi trân trọng quan điểm khuôn khổ 11 nước”, cho biết có ý định chính thức thúc đẩy thảo luận trên cơ sở nhận được sự “hiểu biết” của Mỹ.

Quan điểm chính trước đó của chính phủ Nhật Bản cho rằng nếu không có Mỹ tham gia thì hiệp định không có nhiều sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, luôn giữ lập trường thận trọng đối với việc thúc đẩy khuôn khổ 11 nước.
Nhưng, chính quyền Mỹ Donald Trump ra đời đã làm cho chủ nghĩa bảo hộ trên phạm vi thế giới trỗi dậy, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng Nhật Bản cần đi đầu triển khai tham vấn để hiệp định bao gồm 11 nước có hiệu lực, bảo vệ xu thế thương mại tự do.

Nhật Bản muốn thúc đẩy Mỹ quay trở lại với TPP, nhưng hầu như chưa có bất cứ hy vọng nào. Theo Chinanews, ngày 18/4, Đối thoại kinh tế Nhật – Mỹ đã lần đầu tiên được tổ chức ở Tokyo, hội nghị có sự tham dự của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso.
Khi đó, ông Mike Pence đã nói thẳng rằng: “TPP đã là quá khứ”, “lợi ích của Mỹ nằm ở tiến hành đàm phán giữa hai nước”. Bộ trưởng Thương mại Mỹ khẳng định, Mỹ có ý định ký kết hiệp định thương mại song phương.

Hội nghị đại diện đàm phán hàng đầu của TPP sẽ tổ chức ở Canada vào đầu tháng 5/2017, còn hội nghị cấp Bộ trưởng sẽ tổ chức ở Việt Nam vào hạ tuần tháng 5/2017, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC.

Để TPP với 11 nước thành viên có hiệu lực sẽ có độ khó rất lớn, hiện còn đang thảo luận việc các nước đạt được thỏa thuận ngoài hiệp định tiến hành ký kết nghị định thư để áp dụng phương án của TPP, tức là chỉ để những nước muốn tham gia tạm thời khởi động TPP.

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại đa phương cũng được khởi động bằng phương thức này. Hiệp định này suýt bị bỏ lỡ vì chưa đáp ứng được điều kiện có hiệu lực.

TPP có hiệu lực cần nhận được ít nhất 6 trong số 12 thành viên phê chuẩn, đồng thời tổng GDP của họ phải chiếm 85% tổng GDP của 12 nước thành viên. Hiện nay, hiệp định không thể có hiệu lực sau khi Mỹ rút đi, vì vậy cần sửa đổi hiệp định.

Theo hãng tin Kyodo, hiện nay, chính phủ Nhật Bản tích cực thúc đẩy TPP không có Mỹ là do lo ngại Trung Quốc chiếm lấy vai trò chủ đạo trong khuôn khổ tự do hóa thương mại châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời nhằm ngăn chặn hiệp định có chất lượng cao này bị bỏ đi.

 

Mỹ dưới thời Donald Trump ưa thích thúc đẩy các thỏa thuận song phương hơn là đa phương. Trong hình là Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp tại bang Florida, Mỹ từ ngày 6 – 7/4/2017. Ảnh: Reuters

16 nước gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN đang tiến hành đàm phán về Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Năm 2017 là tròn 50 năm thành lập ASEAN, thời cơ đạt được RCEP đang “chín muồi”. Mặt khác, do thiếu nước chủ chốt là Mỹ, TPP có thể sẽ bị “chia rẽ”.

Với mục tiêu xâm nhập thị trường Mỹ, Việt Nam và Malaysia muốn tận dụng TPP để thúc đẩy cải cách trong nước, vì vậy rất coi trọng sự tham gia của Mỹ.
Mexico và Canada càng cấp bách với việc tiến hành đàm phán lại với Mỹ về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ. Chính phủ Nhật Bản cảnh giác với khả năng các nước thành viên giảm nhiệt tình với hiệp định này khi cân nhắc đến tình hình của mỗi nước.

Chính quyền Mỹ Donald Trump mặc dù tháng 1/2017 tuyên bố rút khỏi TPP, nhưng hoàn toàn không phản đối 11 nước còn lại thúc đẩy thành công hiệp định này có hiệu lực.

Theo VietTimes

Bình luận:
0/5 (0 Reviews)
CHIA SẺ